image banner
Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
kinh tế xã hội
Lượt xem: 71

Quang Trung là một xã vùng III cách trung tâm huyện Trùng Khánh theo đường quốc lộ 4A là 14 km. Xã có địa giới hành chính: Phía bắc giáp xã Tri Phương. Phía đông giáp xã Lăng Hiếu và xã Trung Phúc. Phía nam xã Xuân Nội và xã Trung Phúc. Phía tây giáp xã Xuân Nội. Xã Quang Trung có 7 đơn vị xóm là: Bản Chang, Bản Ngắn, Lũng Lạn, Pác Rình - Kéo Háo, Sác Hạ - Lũng Ngùa, Sác Thượng - Búng Ổ, Thôn Ga.

Địa hình: Xã có địa hình tương đối phức tạp với độ cao thấp không đều, xen kẽ giữa các đồi núi cao là các thung lũng với nhiều hình thái khác nhau. Các thung lũng hẹp, không bằng phẳng, thường xuyên thiếu nước về mùa khô.

Xã Quang Trung có diện tích núi, đồi tương đối rộng. Trên địa bàn xã có nhiều ngọn núi cao như: Núi Phia Hương cao 851m, núi Cốc Phát cao 802m, núi Pò Cô Lặp cao 774m, núi Khau Lươi cao 798m, núi Lũng Ro cao 924m, núi Lạn Dưới cao 700m (độ cao so với mặt biển).

Quang Trung có tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.634,71 ha.

Xã Quang Trung có hệ thống sông suối phân bố tương đối đều, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Xã có sông Bắc Vọng chảy từ xã Tri Phương qua phía đông nam của xã (qua 2 xóm gồm xóm Sác Thượng - Búng Ổ; xóm Sác Hạ - Lũng Ngùa), chiều dài của đoạn chảy qua là 6 km, sâu trung bình 3 m.

Xã Quang Trung chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa nóng - lạnh rõ rệt.

Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa Đông Nam nên thường nóng gắt về ban ngày, mát mẻ về ban đêm, nhiệt độ trung bình là 10,7, nhiệt độ cao nhất là 36,3. Mưa nhiều, lượng mưa trung bình đo được từ 1.700 mm - 1.800 mm, nhất là vào các tháng 6, 7, 8 thường xảy ra lũ lụt, làm xói mòn đất ven sông. Độ ẩm cao chiếm tới 87%.

Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp. Mưa ít, lượng mưa trung bình khoảng 900 mm, thấp nhất là 605 mm. Thường xảy ra sượng muối từ 3-5 ngày, có năm kéo dài 15-20 ngày. Những tháng giao mùa từ mùa lạnh sang mùa nóng (khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3

Tài nguyên khoáng sản: xã có nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là quặng măng gan ở Cáp Ki, Lũng Rạng, Lũng Riển, Thôm Ngần, Khau Thuốt. 

Xã có diện tích rừng tương đối lớn. Trong đó có những khu rừng lớn như: Rừng Bó Cô Rào (Phja Tả Vài), nằm ở trung tâm địa chính xã (xóm Cốc Chí cũ), có diện tích 1,3 ha. rừng có diện tích lớn cây chò chỉ - cây mạy rào. Đây là loại cây đặc biệt quý hiếm với thân cao, thẳng, đường kính 1- 1,5 m, cao 35 - 40 m. Xưa kia người dân làm một ngôi miếu để thờ thần rừng, thần nước. Rừng Bó Cô Rào là khu rừng thiêng nước độc. Ngoài ra trong rừng còn một số loại gỗ và cây dược liệu quý như: nghiến, trai (mạy quỷ), huyết đằng, xuyên khung, bạc hà, vạn ác… Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá trình xói mòn; 

Trên địa bàn xã Quang Trung có nhiều hang động như: Mạ, Phja Poóng, Lũng Tẩy, Lũng Bả, Lũng Vài, Đăm, Nậm, Quáng Mạy, Sộc Boóng, Bản Gả (Hang Mỏ), Lủng Luông, Kéo Tắm, Nậm (Sác Thượng), Pài Quảng, Riềm, Lăng Rườm, Mu, Đăm (Kéo Háo), Lũng Rẫy, Lũng Luông (hang rộng, sâu, kết cấu tương đối phức tạp).

Về dân cư: Dân số năm 2020 là 1.846 người, mật độ dân số đạt 68 người/km². Địa bàn xã Quang Trung có ba dân tộc chính là Tày, Nùng và Kinh cùng chung sống. Trong đó người Tày chiếm đa số dân cư ở Quang Trung. Dân tộc Tày giữ tôn ti theo các lớp trên dưới: con bác là anh, chị, con cô, chú là em. Dân tộc Nùng có quy định dựa vào thời điểm ra đời của từng người mà xếp thứ bậc, sinh trước là anh, chị. Cộng đồng dân cư các dòng họ có mối quan hệ láng giềng thân thiện, cùng đoàn kết, đùm bọc để xây dựng đời sống cho mỗi gia đình và làng xóm.

Về tổ chức gia đình, trong phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng, bố mẹ là người nắm quyền bao quát về kinh tế - xã hội, lao động sản xuất của gia đình. Bố mẹ là người làm công tác ngoại giao, quan hệ trong xã hội. Bố mẹ phân công và sắp xếp mọi công việc của gia đình và có trách nhiệm với tất cả các con.

Cây trồng chính trên địa bàn xã là Ngô, lúa, cơ bản các xóm trồng được 02 vụ ngô là vụ đông xuân và vụ hè thu, ngoài ra nhân dân còn trồng các loại hoa màu như: Lạc, đậu đỗ các loại.

Quang Trung có địa thế trung tâm của vùng là nơi tụ họp, giao lưu, trao đổi mua bán của nhân dân địa phương và nhân dân các xã lân cận xã có chợ với nguồn hàng phong phú. Chợ phiên họp ngày 3, ngày 8 âm lịch hằng tháng (vào các ngày mùng 3; 8; 13, 18; 23; 28).  Trên địa bàn xã có Lễ hội thanh Minh được tổ chức vào ngày 08 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Tin liên quan
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang